Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

QUẢN LÝ CỎ DẠI - Integrated Weed Management


CỎ DẠI
Đặc điểm và phân loại

Cỏ dại có khả năng lưu tồn rất cao, tồn tại trong điều kiện tự nhiên khí hậu, đất đai, sinh vật khắc nghiệt. Sự tồn lưu của cỏ dại mạnh mẽ do: Sản xuất nhiều hạt, tỉ lệ nảy mầm từ 10 – 80 %. Có thể tạo hạt tốt trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường như hạn, côn trùng gây hại; Sinh sản vô tính: Thân ngầm, củ của cỏ đa niên có thể tồn tại hàng năm khi nằm sâu tới 1m dưới đất; Sự phát tán: là phương tiện quan trọng cho sự tồn tại của cỏ, sự phát tán của hạt cỏ trong hệ sinh thái khác nhau, mỗi loài chọn một cách để tồn tại.
Có nhiều cách để phân loại cỏ như: Dựa vào chu kỳ sống phân chia cỏ đa niên, cỏ hàng niên; Dựa vào đặc điểm thân phân chia thành cỏ thân gỗ, cỏ bán thân gỗ, cỏ thân thảo; Dựa vào môi trường sống…

- Phân loại theo chu kỳ sinh trưởng : Theo cách phân loại này ta thấy có hai nhóm cỏ: cỏ hàng năm và cỏ lău năm.
+ Cỏ hàng năm: là các loại cỏ hoàn thành vòng đời (từ hạt đến nảy mầm ra hoa tạo hạt) trong một hoặc hai mùa canh tác trong một năm. Các loại cỏ này thường chết vào mùa khô sau khi hoàn thành vòng đời của chúng.
+ Cỏ lâu năm: là những loại cỏ sống lâu hơn một năm. Loại cỏ này rất khó diệt vì có thân ngầm hoặc thân bò trên mặt đất, có bộ rễ, củ phát triển sâu, khả năng sinh sản vô tính mạnh.
- Phân loại theo hình thái : Theo kiểu phân loại hình thái, ta có cỏ lá hẹp (còn gọi là cỏ một lá mầm) và cỏ lá rộng (còn gọi là cỏ hai lá mầm)
+ Cỏ một lá mầm có những đặc tính chung như: lá hẹp, dày, mọc xiên, mặt lá có lông, rễ thường là rễ chùm, ăn nông, đỉnh sinh trưởng được bọc kín trong bẹ lá. Tuy nhiên, trong nhóm này cũng có một số loại cỏ có đặc tính hơi khác như cỏ cói lác lá hẹp nhưng mềm, mỏng và trơn.
  • Cỏ hai lá mầm thường có lá rộng, nằm ngang, mỏng và mềm; rễ thường là rễ cọc, ăn sâu, đỉnh sinh trưởng để lộ ra ngoài.
- Phân loại theo đặc điểm thực vật :
+ Nhóm cỏ hoà bản: Có đốt đặc và lóng rỗng, thân tròn. Bản lá hẹp, dài, gân phụ song song với gân chính chạy dài từ đầu lá tới cổ lá. Thân: Thường tròn và rỗng ruột, lá mọc cách, đính trên thân theo hai hàng. Rễ: thường là rễ chùm, ăn nông.
+ Nhóm cỏ chác, lác: lá hẹp nhưng ngắn hơn cỏ hoà bản, thân thường đặc ruột có góc cạnh tam giác. Không phân biệt bẹ lá và phiến lá, lá đính trên thân theo 3 hàng phía quanh thân. Phần gốc các lá tạo thành ống bao quanh thân.

+ Nhóm cỏ lá rộng: lá rộng, nằm ngang, mọc đối, mặt lá ít lông, gân lá sắp xếp theo nhiều kiểu hình khác nhau (gân lá hình mạng lưới đối với cỏ song tử diệp và gân lá song song với đơn tử diệp).


BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Biện pháp vật lý

Kiểm soát vật lý là việc loại bỏ cỏ dại bằng phương tiện cơ khí, như cắt cỏ, chăn thả gia súc, lớp phủ, cày bừa, đốt hoặc làm bằng tay. Các phương pháp thường được sử dụng phụ thuộc vào diện tích của cỏ dại.
Điều quan trọng là, khi sử dụng kiểm soát vật lý, tránh di chuyển các phương tiên có cỏ dại từ một khu vực này tới khu vực khác, chẳng hạn như máy móc, phương tiện, công cụ và thậm chí cả giày dép, được làm sạch hạt giống cỏ dại trước khi di chuyển để sự lây lan của cỏ dại đến các khu vực mới.

Làm cỏ, cắt cỏ, chăn thả
Làm cỏ, cắt cỏ và chăn thả gia súc trước khi cây cỏ có hoa và tạo hạt để hạn chế số lượng hạt cỏ dại trong khu vực và giảm sự lây lan của cỏ dại.
Sự phủ rơm
Tủ gốc, bằng cách bao phủ mặt đất với một lớp vật liệu hữu cơ, ức chế hoặc tiêu diệt cỏ dại bằng cách tạo một rào cản giữa cỏ dại và ánh sáng mặt trời. Lớp phủ có lợi thế nhất, hơn nữa lớp phủ còn cải thiện và duy trì độ ẩm trong đất. Trồng cây cạnh tranh tạo lớp phủ dày đặc trên bề mặt cũng giúp ức chế cỏ dại phát triển theo một cách tương tự như lớp phủ.
Làm đất trồng trọt
Làm đất trồng trọt, cày bừa, trồng theo phương pháp quay vòng đất, vùi cỏ dại dưới đất. Điều này cung cấp một rào cản ánh nắng mặt trời, do đó tiêu diệt cỏ dại. 
Cày bừa
Cày bừa là một hình thức kiểm soát vật lý có thể được thực hiện dễ dàng trên một diện tích rộng bằng cách sử dụng máy móc nông nghiệp. Phương pháp này rất hữu ích cho làm đất, sẵn sàng cho việc trồng cây mới, nhưng nó có thể dẫn đến việc phá vỡ cấu trúc của đất và làm cho đất dễ xói mòn, dễ bị cỏ dại xâm lược.
Đốt cháy
Đốt chát loại bỏ cỏ trên đất, tiêu diệt hầu hết thân-rễ-lá cỏ. Nếu cách này được thực hiện trước khi cỏ có hoa và tạo hạt có thể ngăn chặn sự lây lan của cỏ dại. Đốt có thể được thực hiện trên một diện tích rộng. Cũng giống với biện pháp cày bừa, đốt phơi bày bề mặt đất nên cũng dễ bị xói mòn. Phương pháp này cần được  kiểm soát khi thực hiện, cần thận trọng để giảm thiểu nguy cơ gây hại cho môi trường và cho những người thực hiện hoạt động này.
Loại bỏ cỏ bằng tay
Diệt bằng tay, bao gồm cả xới, là một phương pháp tốt nhất để loại bỏ có chọn lọc mà không làm ảnh hưởng tới các thảm thực vật mong muốn xung quanh. Nhưng đây là biện pháp cần rất nhiều công lao động và thường chỉ được sử dụng tại các khu vực nhỏ.

Biện pháp sinh học

Kiểm soát sinh học là gì?
Các phương pháp kiểm soát sinh học sử dụng các kẻ thù tự nhiên xâm lấn, để giúp làm giảm tác động của nó. Nhằm mục đích hoà hợp cỏ dại với kẻ thù tự nhiên của chúng qua đó đạt được kiểm soát cỏ dại bền vững. Những kẻ thù tự nhiên của cỏ dại thường được gọi là tác nhân kiểm soát sinh học.
Điều quan trọng đối với biện pháp này là các tác nhân kiểm soát sinh học được đưa vào không trở thành loài gây hại, bảo đảm chúng sẽ không đặt ra một mối đe dọa nào cho các loài thực vật bản địa.
Mặc dù về lâu dài, kiểm soát sinh học có thể đạt được hiệu quả chi phí nhưng không phải tất cả cỏ dại đều thích hợp để kiểm soát sinh học. Biện pháp kiểm soát sinh học đòi hỏi một sự đầu tư đáng kể và tốn thời gian.

Một thành công trong kiểm soát sinh học đối với cỏ dại ở Úc đã sử dụng trong năm 1920 là Cactoblastis Moth (Cactoblastis cactorum) để kiểm soát Prickly Pear (xương rồng đất), lúc đó loài này đã được phủ kín những vùng lớn phía đông bắc Australia, và lan truyền nhanh chóng mỗi năm. Ấu trùng của Cactoblastis Moth ăn lá và vỏ hạt giống của Prickly Pear. Việc phát triển và lây lan của Cactoblastis Moth ở Úc giúp phá hủy hầu hết các quần thể Prickly Pear.

Biện pháp trồng trọt

Kiểm soát trồng trọt thường được kết hợp với hệ thống canh tác, mặc dù một số yếu tố có liên quan đến cảnh quan và công việc loại bỏ một số loại. Công việc chủ yếu liên quan đến tập quán canh tác để ngăn chặn cỏ dại phát triển và phát tán, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của thực vật mong muốn.
Các nguyên tắc và kỹ thuật được sử dụng để ngăn ngừa cỏ dại lây lan là có liên quan đến các phương pháp kiểm soát trồng trọt để hạn chế sự lây lan của cỏ dại giữa vùng đất khác nhau.

Phương pháp
Khuyến khích cạnh tranh của các loài mong muốn có sức cạnh tranh hơn và tăng trưởng nhanh. Điều này ức chế phát triển của cỏ dại bằng cách giảm tiếp cận với ánh sáng mặt trời, chất dinh dưỡng, độ ẩm và có thể bao gồm:
  • Chọn loài thực vật và cây trồng hoặc cây mà tự nhiên cạnh tranh tốt hơn. Cách này có thể bao gồm việc sử dụng các loài thực vật để ngăn chặn các loài thực vật khác bằng việc phát triển.
  • Sử dụng hạt giống chất lượng cao, vì giống chất lượng tốt có khả năng nảy mầm cao, cho ra những cây phát triển mạnh.
  • Gieo giống mật độ dày, tăng lượng cây hay trồng hàng hẹp.
  • Sử dụng kỹ thuật gieo hạt nông, nếu có thể, để cho các loài mong muốn phát triển trên bề mặt đất một cách nhanh chóng hơn.
  • Đảm bảo các cây mong muốn được trồng trong môi trường phát triển tối ưu.
  • Sử dụng phân bón tối ưu trong từng thời kỳ tăng trưởng tối ưu để khuyến khích sự phát triển nhanh chóng của các loài mong muốn.
  • Khuyến khích sử dụng các loài có nguồn gốc từ môi trường địa phương.
  • Làm cho cỏ dại khó khăn phát triể để thích ứng với các kỹ thuật quản lý cỏ dại.
  • Ứng dụng quản lý đất đai lặp lại thói quen sử dụng đất sau thời gian dài năm năm có thể dẫn đến cỏ dại thích ứng với những điều kiện này. Áp dụng tập quán làm cho cỏ khó khăn phát triển làm giảm sự lây lan và sức sống của chúng.
Fabulous Team

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Cách làm Compost tea từ Worm castings


Compost tea
Chế tạo phân trà từ phân trùn quế

Thế nào là Compost tea?

Compost tea - phân trà là cách gọi của người nông dân mô tả phương thức chế tạo (pha trà, ủ bia) tất nhiên loại phân này không sử dụng bất kể phần nào của cây trà bao gồm cả lá và cành... Nó không mang lại cảm giác ngon lành gì cho chúng ta, nhưng cây thì có đấy! Chất dinh dưỡng và vi khuẩn có lợi trong phân bón sẽ khuếch tán vào trong nước làm nên phân bón dạng lỏng có màu như nước trà hay cafe vậy.

Có hai cách làm compost tea từ worm castings
1. Phương pháp cơ bản - ngâm đơn thuần simple steeping
2. Phương pháp sục khí - phiên bản ủ brewed version
Bài viết này chỉ cho bạn phương thức làm ra compost tea từ compost castings từ hai cách trên.

Thế nào là vermicompost tea?

Vermicompost tea đơn giản là Compost tea làm từ worm castings. Loại phân này được ủ từ vermicompost (còn gọi là worm compost hay worm poop) thay vì dùng compost từ đống phân ủ nóng. Sử dụng virmicompost/virmicast làm phân trà là cách tốt nhất có được nguồn dinh dưỡng phong phú từ phân con trùn quế.


Phương pháp cơ bản:
Để làm được một mẻ phân trà đơn giản từ phân trùn quế, tất cả những gì bạn cần làm là ngâm phân trùn quế trong một cái thùng, để qua đêm. Tôi thường dùng một cái túi vải chứa phân trùn quế để cho đỡ tốn công phải lọc, tuy nhiên điều này cũng chẳng cần thiết lắm.
Qua một đêm ngâm, nước trong thùng sẽ có màu nâu sáng. Trong nước lúc này có rất nhiều vi khuẩn có lợi, bởi vi khuẩn trong nước bắt đầu chết đi vì thế nên tưới cho cây vào buổi sáng là tốt nhất. Phần phân thô còn lại trong túi có thể đem bón trực tiếp vào đất hoặc dùng như nguyên liệu cho đống phân ủ.

Phương pháp sục khí:
Để làm được một mẻ phân trà từ phân trùn quế theo phương pháp này, bạn cần một thiết bị sục khí và một nguồn đường tốt. Đường bổ sung và nguồn khí dồi dào sẽ giúp gia tăng đáng kể lượng vi sinh vật có ích trong phân trùn quế, đây là phương pháp mang lại lợi ích đáng kể đối với cây trồng.

Mỗi 5 lít nước cho thêm một muỗng đường hay mật mía, 1 kg phân trùn quế. Sục khí trong khoảng thời gian 12 tiếng đến 24 tiếng.

Chú ý: đường là nguồn nuôi vi sinh vật, do vậy nguồn vi sinh vật có lợi sẽ tăng đáng kể đồng thời cũng gia tăng đáng kể những vi sinh vật có hại. Nếu nghi ngờ nguồn phân trùn quế có chứa vi sinh vật có hại thì không nên thêm đường.

Fabulous Team

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Compost - Phân ủ dùng trong canh tác hữu cơ

Compost
Phân ủ từ phế phảm nông nghiệp
+ Nguyên liệu
  • Phế thải rau-củ-quả 70%
  • Mùn dừa đã xử lý 30%
  • EM-1™ 5 lít/tấn
  • FTC 1 lít/tấn
  • Phụ gia tăng sinh 5 lít/tấn
+ Vật tư gợi ý

Vật liệu
Chuẩn bị trước khi ủ
Ghi chú
Chú ý
Trong nhà



Vỏ củ-quả-rau
Không cần
Phân huỷ nhanh

Tro, than củi
Không cần
Giàu kali và canxi
Sử dụng theo quy định
Giấy và bìa carton
Xé nhỏ hoặc cắt vụn
Phân huỷ chậm

Rác tổng hợp trong nhà
Không cần
Không ổn định về chất và lượng

Ngoài vườn



Phụ phẩm sau khi thu hoạch
  • Chặt nhỏ
  • Nếu khô phải tưới nước
Vật liệu dai sẽ phân huỷ chậm
Không được sử dụng phụ phẩm từ nguồn có phun thuốc trừ sâu và trừ cỏ
Lá khô
Nếu khô phẩi tưới nước


Cây trồng chỉ để làm phân ủ
Chặt nhỏ nếu cây to
Nên dùng cây họ đậu

Cỏ
Chặt nhỏ nếu cây cỏ to

Tránh phần rễ và hạt
Nguồn khác



Phân chuồng
Không cần
Nguồn dinh dưỡng và vi sinh vật lý tưởng
Không sử dụng
Nước tiểu của vật nuôi
Thu gom từ chuồn trại
Tưới lên đống ủ sẽ phân huỷ nhanh
Sử dụng theo quy định
Đất
Sử dụng đất bề mặt trong trang trại (10 cm)
Không cần thiết, nhưng rải một lớp mỏng trên bề mặt sẽ giảm lượng nito bị mất do nhiệt độ và là nguồn vi sinh lý tưởng.
Chỉ nên rải 2-3 cm


Thực hiện
1. Tập hợp nguyên liệu tới nơi ủ phân
2. Tạo lớp nguyên liệu theo nguyên tắc sau:
  • Lớp đầu là vật liệu thô
  • Lớp kế tiếp là vật liệu khô
  • Lớp kế tiếp là phân chuồng
  • Lớp kế tiếp là loại vật liệu tươi
  • Lớp kế tiếp là tro và nước tiểu 
3. Tưới nước và vi sinh vật cho đống ủ trong khoảng 40% đến 60%
  • Nước: tỷ lệ tuỳ theo vật liệu sử dụng
  • EM-1™ 5 lít/tấn
  • FTC 1 lít/tấn
  • Phụ gia tăng sinh 5 lít/tấn
4. Che phủ đống ủ tránh mưa bằng các vật liệu sẵn có
  • Cỏ
  • Vật liệu tươi
  • Phân chuồng
  • Rơm, rạ, trấu
  1. Đảo và kiểm tra
  • Sau 2-3 tuần đảo lần đầu tiên
  • Đảo lần kế tiếp sau đó 01 tuần
  • Kiểm tra độ ẩm
  • Nếu ẩm quá thêm vật liệu
  • Nếu khô quá thêm nước
5. Kiểm tra các yếu tố
  • Nhiệt độ hạ
  • Không có mùi hôi
  • Phân huỷ thành mùn
  • Kiểm tra thủ công: lấy hạt cải gieo thử nếu nảy mầm 3/4 số hạt là đạt
6. Xử lý công đoạn cuối
  • FTC 1 lít/tấn tưới lên đống ủ rồi trộn đều.

Sử dụng


  • Cải tạo đất
  • Làm mùn
  • Làm Tea compost

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

Effective Microoganisms Kỹ thuật nhân giống EM thứ cấp


Effective Microoganisms
Kỹ thuật nhân giống EM thứ cấp

Lactobacillus culture
  • Nước ép trái cây, rau củ 5%
  • EM-1 2-5%
  • Phụ gia tăng sinh 0.1%
  • Nước sạch pH 6.8 - 7.0 90% 
  • Thùng 50 - 100 lít
  • Giấy pH, phễu, cốc đong, găng tay…

Thực hiện

  1. Chọn trái cây, rau củ có độ đường cao (cỏ ngọt có độ đường rất cao).
  2. Xay trái cây, rau củ rồi ép lấy nước.
  3. Trộn nước ép với 5 lít nước và phụ gia tăng sinh, khuấy cho tan hoàn toàn.
  4. Bổ xung EM-1
  5. Bổ xung lượng nước còn lại cho vào thùng, lượng sản phẩm phải đầy tới miệng thùng và đậy hở nắp.

Chú ý

Vật liệu:
EM gốc có dạng lỏng, màu nâu, có mùi thơm, vị chua ngọt, chứa các thành phần
. Bacilus spp 107 CFU/ml
. Lactobacillus spp. 109 CFU/ml
. Nấm men 107 CFU/ml

Sử dụng:
Lắc đều trước khi sử dụng. Nếu không sử dụng hết, sang ra các bình có dung tích nhỏ hơn sao cho chế phẩm luôn đầy bình, đậy kín nắp.

Bảo quản:

Trữ EM thứ cấp lên đến 6 tháng trong thùng kín, đầy đến nắp, để ở chỗ tối và mát.

Fabulous Team

EM - Effective Microoganisms là một "Bí Mật Thương Mại"


Effective Microoganisms
Fabulous Trading JSC
2015

Aloha lời chào từ Fabulous Organic Farm, lão nông tôi đã trở lại chia sẻ bí mật lớn nhất, đó là kỹ thuật nuôi cấy EM - Vi sinh vật hữu hiệu thực hiện với nước gạo, đường và sữa.

Vi sinh vật hữu hiệu, công nghệ vi sinh, là thuật ngữ ngày nay thường được sử dụng để mô tả một sự pha trộn có đăng ký bản quyền của 3 hoặc nhiều loại vi sinh vật - chủ yếu là kỵ khí được bán lần đầu tiên trên thị trường mang tên EM-1™
Ngày nay sản phẩm này đã được tiếp thị trên thị trường bởi nhiều công ty khác nhau, với nhiều tên khác nhau. Mỗi đơn vị có công thức pha trộn độc quyền riêng. Công nghệ EM được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, pha trộn các loại vi sinh vật bao gồm chủ yếu khuẩn lactic acid bacteria, purple bacteria, và yeast.
  • Lactic acid bacteria: Lactobacillus plantarum; L. casei; Streptococcus Lactis.
  • Photosynthetic bacteria: Rhodopseudomonas palustris; Rhodobacter sphaeroides.
  • Yeast: Saccharomyces cerevisiae; Candida utilis (lâu rồi không dùng) (thường được biết đến như Torula, Pichia Jadinii).
  • Actinomycetes (lâu rồi không được sử dụng trong công thức): Streptomyces albus; S. griseus.
  • Fermenting fungi (lâu rồi không được sử dụng trong các công thức): Aspergillus oryzae; Mucor hiemalis.

Khái niệm vi sinh vật hữu hiệu được được phát triển bởi một người làm vườn Nhật Bản, Giáo sư Teruo Higa đến từ trường Đại Học Ryukyus, Tỉnh Okinawa, Nhật Bản.


Effective Microoganisms
Vi sinh vật hữu hiệu

Đơn pha chế “Lactobacillus culture”
  • 1/4 chén gạo
  • Hũ 1 lít 
  • 1 chén nước
  • 1 phễu lọc
  • 2.5 lít sữa tuỳ thuộc vào lượng cần làm
  • 1 thùng 5 lít
  • 1 muỗng cà phê mật mía

Thực hiện
  1. Cho gạo vào hũ nước rồi lắc mạnh cho tới khi nước có màu trắng sữa, bỏ phần gạo ra làm phân compost hoặc dùng cho bữa trưa của bạn. Người Nhật thường cho thêm hạt lúa mì vào nhưng theo tôi thì không cần thiết.

  2. Đóng nắp lại (không vặn chặt) rồi để vào tủ hoặc chỗ tối, nơi mát và thoáng trong vòng 5 - 7 ngày.
  3. Hớt bỏ lớp màng trên bề mặt dịch nước gạo trong hũ (huyết thanh)
  4. Cân lượng nước gạo rồi thêm sữa vào theo tỷ lệ:
    • 1 phần nước gạo lên men
    • 10 phần sữa
  5. Cho vào thùng 5 lít nuôi cấy trong 5 - 7 ngày
  6. Hớt bỏ lớp màng trên dịch nước gạo và sữa, mang làm phân bón hoặc cho gia súc ăn rất có lợi cho tiêu hoá. Phần dịch còn lại màu vàng sáng chính là phần huyết thanh chưa kích hoạt mà chúng ta cần.
  7. Thêm một thìa mật mía vào dịch để giữ cho vi khuẩn sống, cất vào ngăn mát tủ lạnh. Sản phẩm có thể để được từ 6 đến 12 tháng tuỳ theo điều kiện lưu giữ.
  8. Để kích hoạt sản phẩm thực hiện như sau:
    • Nước sạch 20 phần
    • Huyết thanh 1 phần
  9. Sau khi kích hoạt sản phẩm thu được chính là EM-1. Dùng bón trực tiếp cho cây, tưới vào đất qua hệ thống tưới… Sản phẩm EM-1 có thể dùng làm ra các sản phẩm thứ cấp khác.

Fabulous Team

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Metarhizium anisopliae "Vũ khí sinh học" trong canh tác hữu cơ

Metarhizium anisopliae
Nấm ký sinh côn trùng
Fabulous Organic Farm
2015
Nấm ký sinh côn trùng được phát hiện cách đây hơn 150 năm và có khoảng hơn 700 loài đã được xác định và mô tả (Kunimi, 2004). Tiềm năng của các loại nấm này là rất lớn, người ta đã dùng chúng để phòng trừ dịch hại do côn trùng gây ra đặc biệt là có hiệu quả trên nhóm côn trùng thuộc bộ Lepidoptera và Coleoptera.

Sử dụng nấm Xanh (Metarhizium anisopliae) trong sản xuất nông nghiệp là một biện pháp không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế mà còn góp phần xây dựng một nền nông nghiệp sạch. Sử dụng nấm Xanh phù hợp với nhiều tiêu chuẩn   sản xuất tự nhiên và an toàn thực phẩm. Vì vậy việc sử dụng nấm Xanh là một hướng sản xuất khẳng định được phẩm chất và chất lượng của nông sản cũng như ngăn chặn được ô nhiễm môi trường so với sử dụng thuốc hóa học. 

Cơ chế kháng côn trùng của nấm xanh
Bào tử nấm Xanh rơi trên cơ thể côn trùng. Khi độ ẩm cao kéo dài, bào tử nấm nẩy mầm và mọc vào trong cơ thể côn trùng. Khi côn trùng chết, nấm xuất hiện lứa đầu thành một lớp trắng ở những chỗ nối giữa các đốt trên cơ thể côn trùng. Bào tử xuất hỉện từ ký chủ đã chết sang ký chủ mới qua gió và nước.


Quy trình
Sản xuất nấm metarhizium anisopliae

Sơ đồ cấy chuyển
Chuẩn bị vật tư:
  1. Gạo tấm loại rẻ tiền
  2. Bịch nylon chịu nhiệt
  3. Tủ cấy đơn giản
  4. Dây thun
  5. Bông không thấm
  6. Nồi hấp khử trùng (có thể dùng nồi áp suất)
  7. Đèn cồn
  8. Nguồn nấm xanh cấp 1


Chuẩn bị môi trường:
  • Gạo ngâm trong nước khoảng 1-1.5 giờ
  • Vớt ra để ráo cho vào bịch (0,5kg/bịch)
  • Cho cổ nút vào buộc lại bằng dây thun
  • Đưa bông không thấm vào kín cổ nút và bịt cổ nút lại bằng giấy.


Hấp khử trùng:
  • Cho gạo đã chuẩn bị ở trên vào nồi nước sôi
  • Khử trùng trong 02 giờ
  • Vớt bọc gạo ra để nguội chuẩn bị cấy chuyền nấm.


Cấy chuyền:
  • Sử dụng nguồn nấm xanh metarhizium anisopliae phát triển tốt, không tạp nhiễm để cấy chuyền.
  • Tùy vào lượng bào tử có trong đĩa nấm mà phân chia đĩa nấm thành nhiều phần thích hợp (06 phần/đĩa hoặc 05 phần/đĩa).
  • Dùng dao nhỏ hoặc kẹp chia nấm thành những miếng nhỏ.
  • Cấy 01 phần vào 01 bịch môi trường gạo được chuẩn bị ở trên rồi lắc đều.
  • Sau 03 ngày kiểm tra bịch và lắc đều một lần.

Thu hoạch và bảo quản:
  • Khi nấm xanh phát triển tốt (thông thường khoảng 10-15 ngày) có thể đem sử dụng.
  • Xấy sản phẩm ở nhiệt độ không cao hơn 45oC
  • Lưu trữ ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Ứng dụng
Sử dụng nấm metarhizium anisopliae trong canh tác
Hòa 01 bịch chế phẩm 0,5kg cho 04 bình 16lít, phun 2.000m2 (5 bịch/ha).
Định kỳ 20 - 30 ngày một lần, duy trì cho tới hết mùa vụ.
Khi xuống giống đúng vào đợt dịch hay mật độ con trùng cao thì sau đợt phun đầu tiên 10 ngày phải phun đợt hai.
Chú ý:
  1. Phun nấm xanh vào gốc cây và phần đất xung quanh gốc.
  2. Phun vào buổi chiều mát, không phun khi thấy trời chuyển mưa.
  3. Bình phun phải được vệ sinh kỹ.
  4. Không sử dụng chung với các loại sản phẩm trừ nấm bệnh khác.

Fabulous Team