Các vấn rắc rối trên cây cà chua thường xảy ra bởi thiếu hụt dinh dưỡng, nấm và côn trùng.
Cần đánh giá đúng triệu chứng, sau đó đưa ra những biện pháp điều trị thích hợp.
Cây cà chua cần ít nhất 10 giờ ánh sáng trong mùa hè, đất trồng cần không khí lưu thông tốt, đất trồng phải luân canh để giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn trong đất dẫn đến chết héo. Lên kế hoạch gieo hạt cho tới khi cây ra lá thật. Nhiều rễ sẽ tạo nhiều nhánh trên cành, nhiều rễ nghĩa là cây sẽ cho nhiều trái.
1. Bệnh vàng lá
Lá vàng dần, bạc màu trong khi gân lá vẫn còn màu xanh là dấu hiệu thiếu hụt phosphorous hay calcium. Cần bổ sung ngay phân hữu cơ và magnesiums. Phương pháp bón phân xem ở bài Dinh dưỡng cho cây cà chua.
2. Côn trùng
Sâu ăn lá, sâu bướm và bọ cánh cứng rất dễ gây thiệt hại nghiêm trọng cho cây cà chua. Xua đuổi và tiêu diệt chúng là việc cần phải thực hiện càng sớm càng tốt. Sử dụng thuốc trừ sâu hữu cơ tự nhiên phun xịt để ngăn chặn những loài côn trùng nhỏ này. Công thức xem ở bài Thuốc bảo vệ thực vật từ thiên nhiên.
3. Nứt trái
Xuất hiện những vết như gân lá rồi tách đôi trái ra. Đây là dấu hiệu của việc tưới nước không đều. Khi trái bắt đầu chín trong khi cây lại nhận được quá nhiều nước đẫn đến da của trái bị phân chia, lúc này da của trái không còn khả năng phát triển nữa. Cung cấp cho cây một lớp tủ khoảng vài xăng ti mét bằng mùn hữu cơ, rơm, rạ hoặc lá thông. Lớp phủ này giữ ẩm rất hữu ích trong việc duy trì độ ẩm thường xuyên cho đất, giúp giảm tối đa trái bị nứt.
4. Nám da
Khi trái nào đã bị rồi thì đành "bó tay" không thể vãn hồi được nhưng, bạn có thể loại bỏ những trái đã bị và giữ lại những trái da còn tốt, sau đó dùng vật liệu mỏng, mềm ngăn cách ly để tránh lây lan. Nếu trái bị nám đã già bạn cũng có thể thu hoạch rồi để chúng ở trên mặt bàn hoặc nơi thoáng mát để trái tiếp tục chín.
5. Xanh vai
Xanh vai là một hiện tượng bị rối loạn và thường xảy ra với cây được trồng trong nhà kính. Khu vực xung quanh cuống thường không bị, khu vực bị thường phần thịt của trái rất cứng không chuyển màu hoặc chỉ chuyển màu hơi vàng. Đây là hiện tượng của việc mất cân bằng dinh dưỡng, do thiếu kali và phosphorous, quá nhiều ánh nắng mặt trời hoặc ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào trái, kết hợp với nhiệt độ cao là nguyên nhân chính. Che lưới cắt nắng, tỉa cành và làm cỏ để giúp không khí lưu thông tốt, kết hợp cải tạo đất trồng bằng phân bón hữu cơ.
6. Mốc xám
Mốc xám là do vi khuẩn tấn công, bệnh này gây thiệt hại nghiêm trọng tới năng suất của vụ mùa, nhất là khu vực trồng trong nhà kính. Rất ít khi xảy ra đối với cây trồng ngoài trời. Cần phải khơi thông thoáng khí giảm độ ẩm quá mức, hạn chế làm ướt lá khi tưới nước. Điều này cực kỳ quan trọng khi tưới vào buổi tối, bởi lá sẽ bị ướt suốt đêm. Khi cây bị bệnh cần phải tỉa bỏ lá bị nhiễm bệnh, loại bỏ những phần thân và các tàn dư lây nhiễm đem tiêu huỷ mầm bệnh vào cuối mùa vụ.
7. Thối cổ rễ
Thối cổ rễ thường phát sinh khi nhu cầu canxi của cây không đáp ứng đủ, đất thiếu hụt canxi, hạn hán, độ ẩm cao thường xuyên, nhiệt độ dao động cao do mưa hay tưới nước quá nhiều. Bệnh này không lây lan từ cây này qua cây kia, cũng không lây từ cây sang trái. Cà chua trồng trong vùng đất nhiệt độ thấp thường bệnh phát triển ở giai đoạn ra chùm trái đầu tiên. Tại vùng đất có nhiệt độ ấm hơn bệnh này khó phát triển. Bổ sung canxi khi cây cho lứa hoa đầu tiên, magnesium hay sữa tươi cũng là một lựa chọn tốt để ngăn ngừa hiện tượng này.
8. Tàn rụi
Rụi trái là do nấm, triệu chứng này có xu thế phát triển phổ biến trong thời tiết nắng nóng. Bệnh này sinh ra các đốm nâu hay đen trên lá già, nếu nặng bệnh cũng tấn công sang cả thân cây và trái. Lá bị bệnh sẽ chuyển sang màu vàng rồi rụng, để lộ trái tiếp xúc với ánh nắng. Vệ sinh đồng ruộng là phương pháp tốt nhất, thu nhặt tàn dư lá, thân cây bị bệnh trên mặt đất đem tiêu huỷ. Không nên trồng độc canh cây cà chua trên cùng một diện tích, luôn thông thoáng không khí và đặc biệt tránh tưới tiêu làm ướt lá.
Fabulous Organic Farm Team
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét