Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

EM - Effective Microoganisms là một "Bí Mật Thương Mại"


Effective Microoganisms
Fabulous Trading JSC
2015

Aloha lời chào từ Fabulous Organic Farm, lão nông tôi đã trở lại chia sẻ bí mật lớn nhất, đó là kỹ thuật nuôi cấy EM - Vi sinh vật hữu hiệu thực hiện với nước gạo, đường và sữa.

Vi sinh vật hữu hiệu, công nghệ vi sinh, là thuật ngữ ngày nay thường được sử dụng để mô tả một sự pha trộn có đăng ký bản quyền của 3 hoặc nhiều loại vi sinh vật - chủ yếu là kỵ khí được bán lần đầu tiên trên thị trường mang tên EM-1™
Ngày nay sản phẩm này đã được tiếp thị trên thị trường bởi nhiều công ty khác nhau, với nhiều tên khác nhau. Mỗi đơn vị có công thức pha trộn độc quyền riêng. Công nghệ EM được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, pha trộn các loại vi sinh vật bao gồm chủ yếu khuẩn lactic acid bacteria, purple bacteria, và yeast.
  • Lactic acid bacteria: Lactobacillus plantarum; L. casei; Streptococcus Lactis.
  • Photosynthetic bacteria: Rhodopseudomonas palustris; Rhodobacter sphaeroides.
  • Yeast: Saccharomyces cerevisiae; Candida utilis (lâu rồi không dùng) (thường được biết đến như Torula, Pichia Jadinii).
  • Actinomycetes (lâu rồi không được sử dụng trong công thức): Streptomyces albus; S. griseus.
  • Fermenting fungi (lâu rồi không được sử dụng trong các công thức): Aspergillus oryzae; Mucor hiemalis.

Khái niệm vi sinh vật hữu hiệu được được phát triển bởi một người làm vườn Nhật Bản, Giáo sư Teruo Higa đến từ trường Đại Học Ryukyus, Tỉnh Okinawa, Nhật Bản.


Effective Microoganisms
Vi sinh vật hữu hiệu

Đơn pha chế “Lactobacillus culture”
  • 1/4 chén gạo
  • Hũ 1 lít 
  • 1 chén nước
  • 1 phễu lọc
  • 2.5 lít sữa tuỳ thuộc vào lượng cần làm
  • 1 thùng 5 lít
  • 1 muỗng cà phê mật mía

Thực hiện
  1. Cho gạo vào hũ nước rồi lắc mạnh cho tới khi nước có màu trắng sữa, bỏ phần gạo ra làm phân compost hoặc dùng cho bữa trưa của bạn. Người Nhật thường cho thêm hạt lúa mì vào nhưng theo tôi thì không cần thiết.

  2. Đóng nắp lại (không vặn chặt) rồi để vào tủ hoặc chỗ tối, nơi mát và thoáng trong vòng 5 - 7 ngày.
  3. Hớt bỏ lớp màng trên bề mặt dịch nước gạo trong hũ (huyết thanh)
  4. Cân lượng nước gạo rồi thêm sữa vào theo tỷ lệ:
    • 1 phần nước gạo lên men
    • 10 phần sữa
  5. Cho vào thùng 5 lít nuôi cấy trong 5 - 7 ngày
  6. Hớt bỏ lớp màng trên dịch nước gạo và sữa, mang làm phân bón hoặc cho gia súc ăn rất có lợi cho tiêu hoá. Phần dịch còn lại màu vàng sáng chính là phần huyết thanh chưa kích hoạt mà chúng ta cần.
  7. Thêm một thìa mật mía vào dịch để giữ cho vi khuẩn sống, cất vào ngăn mát tủ lạnh. Sản phẩm có thể để được từ 6 đến 12 tháng tuỳ theo điều kiện lưu giữ.
  8. Để kích hoạt sản phẩm thực hiện như sau:
    • Nước sạch 20 phần
    • Huyết thanh 1 phần
  9. Sau khi kích hoạt sản phẩm thu được chính là EM-1. Dùng bón trực tiếp cho cây, tưới vào đất qua hệ thống tưới… Sản phẩm EM-1 có thể dùng làm ra các sản phẩm thứ cấp khác.

Fabulous Team

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét